Cách bảo quản và chăm sóc tinh dầu

Cách bảo quản và chăm sóc tinh dầu

CÁCH BẢO QUẢN & CHĂM SÓC TINH DẦU

 
Oxy, ánh sáng mặt trời và nhiệt là các yếu tố làm tắng quá trình oxy hóa, khiến cho tuổi thọ tinh dầu của bạn ngắn lại. Cách tốt nhất để bảo quản tinh dầu đó là giữ chúng trong những bao bì tối màu, đậy kín nắp, để trong tủ lạnh hoặc vị trí thoáng mát, tránh sự ảnh hưởng của ánh nắng trực tiếp và nguồn nhiệt.
Đây cũng là lí do vì sao bạn có thể nghi ngờ chất lượng sản phẩm nếu bạn nhận được những chai dầu hay tinh dầu được đựng trong những vật dụng trong suốt.
Tinh dầu được bảo quản lạnh, điều kiện nhiệt độ thấp thì thời hạn sử dụng của chúng sẽ được kéo dài
 
Tinh dầu cần được bảo quản trong vật đựng chuyên dụng, chai thủy tinh tối màu tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
 
Lưu ý: khi tinh dầu có màu đục, đặc lại hoặc chua thì có thể nó đã bị hỏng ( Những loại tinh dầu đặc biệt đặc sánh khi nhiệt độ thay đổi sẽ có lưu ý riêng)
Sẽ rất khó để kết luận hạn sử dụng của một loại tinh dầu. Lấy mốc sau khi chưng cất, tinh dầu được đóng chai tối màu, đậy kín nắp và bảo quản ở nhiệt độ thấp thì có thể nhận định cơ bản về một số loại tinh dầu thông dụng như sau:
  • Hạn sử dụng 1-2 năm sau chưng cất:

- Distilled Lime (Citrus aurantifolia)/ chanh xanh
- Orange (Citrus sinensis)/ cam
  • Hạn 4-5 năm sau khi chưng cất:

- Roman Chamomile (Chamaemelum nobile)/ cúc la mã
- Lavender (Lavandula angustifolia)/ oải hương
- Peppermint (Mentha x piperita)/ bạc hà
- Ravintsara (Cinnamomun camphora ct. 1,8 cineole)/ lá long não
- Ylang Ylang (Cananga odorata)/ ngọc lan tây
  • Hạn 6-8 năm sau khi chưng cất:

- Cedarwood (Juniperus virginiana)/ tuyết tùng
- Vetiver (Vetiveria zizanoides)/ cỏ hương bái
 
Thường các đơn vị sản xuất sẽ ghi chú kèm theo ngày sản xuất, hạn sử dụng để bạn lưu ý. Tuy nhiên mọi thứ còn phụ thuộc vào tình hình bảo quản thực tế của bạn nữa.
 
Bài viết tham khảo tài liệu từ trường trị liệu hương Aromahead